Chứng nhận phòng cháy chữa cháy

quy định cấp giấy

Theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì tại cơ sở phải có lực lượng phòng cháy, chữa cháy đã được huấn luyện. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC & CNCH, là tài liệu pháp lý xác minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Những đối tượng nào nên có Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ này?

Tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư 66/2014/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của nghị đình 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 về Phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi , bổ sung một số điều luật về Phòng cháy chữa cháy có nêu rõ những đối tượng bắt buộc cần tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về PCCC & CNCH và được cấp Giấy chứng nhận tham gia , Cụ thể :

  • Người có chức danh chỉ huy chữa cháy theo Khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy chữa cháy.
  • Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phong cháy và chữa cháy chuyên ngành, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
  • Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất có thể dễ gây cháy, nổ.
  • Người chỉ huy tàu lửa, tàu hỏa, tàu bay.
  • Người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới TỪ 30 CHỖ trở lên , trên phương tiện vận chuyển hàng có chất dễ gây cháy, nổ.
  • Người làm việc trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện về phòng cháy chữa cháy.
  • Các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC & CNCH…Ngoài việc thực hiện theo qui định của pháp luật , mọi công dân nên tham gia các lớp tập huấn, huấn luyện về nghiệp vụ PCCC & CNCH để trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết khi xảy ra sự cố về cháy, nổ.


bvhl_370x500_9
Chung-nhan-ANTT-Hoang-Long

Thời hạn hiệu lực giấy chứng nhận là bao lâu


Có bao nhiêu loại giấy nghiệp vụ?

  • Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về Phòng cháy chữa cháy

    Thời hạn 2 năm tính từ ngày cấp.

  • Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về Cứu Nạn Cứu Hộ

    Thời hạn 5 năm tính từ ngày cấp đối với CNCH


Chứng nhận phòng cháy chửa cháy Cơ sở pháp lý và cơ quan nào thực hiện?

Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an các tỉnh.

  • Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013.
  • Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
  • Thông tư số 66/2014/TT-BCA, ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
bvhl_370x500_10

Chứng nhận phòng cháy chửa cháy quy trình thực hiện như thế nào?

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để thực hiện chứng nhận PCCC

    Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Xem chi tiết các hồ sơ cần có ở mục tiếp theo.

  • Bước 2: Nộp hồ sơ

    Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan Cảnh sát PCCC & CNCH. Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:

    • Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
    • Nếu hồ sơ không thì trả lại và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.
    • Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).

  • Bước 3: Huấn luyện nghiệp vụ Phòng cháy chữa cháy

    Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức lớp huấn luyện

    • Cá nhân, tổ chức làm bài kiểm tra cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC theo lịch kiểm tra của cơ quan Cảnh sát PCCC & CNCH cấp tỉnh.
    • Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện và cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC

    • Nếu hồ sơ không thì trả lại và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.
    • Cá nhân, tổ chức tham gia lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và làm bài kiểm tra cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC theo kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC & CNCH cấp tỉnh.

  • Bước 4: Nhận kết quả

    Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.


Hồ sơ nào cần có khi làm giấy chứng nhận?

  • Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức huấn luyện

    • Đơn đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện;
    • Kế hoạch, chương trình nội dung huấn luyện;
    • Danh sách trích ngang lý lịch của người đã dự lớp huấn luyện;
  • Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức huấn luyện

    • Đơn đề nghị tổ chức huấn luyện;
    • Danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký dự lớp huấn luyện.
    • Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC phải nộp đơn đăng ký dự lớp huấn luyện. Mẫu số PC14 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA.


      + Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

    • Danh sách trích ngang lý lịch của người đã dự lớp huấn luyện;

Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC là hành trang không thể thiếu của nhân viên bảo vệ Hoàng Long.


Đặc thù công việc của nhân viên bảo vệ là luôn cảnh giác, ngăn chặn và xử lý các sự cố. Rủi ro cháy nổ là nội dung không thể tránh khỏi. Chuẩn bị kỹ năng kỹ càng sẽ hạn chế nguy cơ, đồng thời giải quyết hiệu quả sự việc không may diễn ra. Ngoài nghiệp vụ bảo vệ, chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC là vô cùng cần thiết với mỗi nhân viên thực hiện nhiệm vụ. Do đó, ngoài việc yêu cầu nhân viên phải có chứng nhận PCCC & CNCH mà trong thời gian công tác được tập huấn định kỳ, thường xuyên.

challenges-icon chat-active-icon